Khi sang tên sổ đỏ cần chuẩn bị giấy tờ, thủ tục khác nhau và có nhiều trường hợp cần sang tên sổ đỏ. Phổ biến nhất là sang tên sổ đỏ trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất). Qua bài viết dưới đây Kiến thức luật muốn gửi đến bạn đọc 4 điều phải biết khi sang tên sổ đỏ.
Căn cứ
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai.
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai.
– Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ.
– Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân.
– Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;
– Thông tư 33/2017/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
1. Ai phải sang tên Sổ đỏ?
Đây là thắc mắc của không ít người khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về nội dung này. Tuy nhiên, khi các bên lập hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực và có hiệu lực thì theo hợp đồng các bên có nghĩa vụ chính như sau:
– Bên chuyển nhượng (sau đây gọi là bên bán) có nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng (quyền sử dụng đất được ghi nhận trong Sổ đỏ – nên khi bán phải chuyển Sổ đỏ cho bên mua).
– Bên nhận chuyển nhượng (sau đây gọi là bên mua) có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán.
Ngoài ra, trong hợp đồng các bên được phép thỏa thuận ai là người thực hiện việc sang tên Sổ đỏ, nếu không thỏa thuận thì bên mua thường sẽ sang tên Sổ đỏ (chỉ khi Sổ đỏ được sang tên thì người mua mới là người có quyền sử dụng đất và được pháp luật công nhận, bảo vệ).
2. Làm thủ tục sang tên Sổ đỏ ở đâu?
Theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nơi nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ được quy định như sau:
Thủ tục | Nơi nộp hồ sơ |
– Đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất (đăng ký biến động đất đai hay người dân thường gọi là sang tên Sổ đỏ) | – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. – Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai). – Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai). – Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (UBND xã, phường, thị trấn) |
Lưu ý: – Nơi nộp hồ sơ nêu trên là nơi có đất.
– Để đỡ mất thời gian tìm hiểu nơi nộp hồ sơ thì khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng tại tổ chức công chứng thì các bên có thể hỏi trực tiếp công chứng viên hoặc nhân viên về nơi nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ.
3. Chi phí sang tên Sổ đỏ
Khi sang tên Sổ đỏ với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên phải nộp những khoản thuế, phí, lệ phí sau:
Khoản tiền phải nộp | Mức nộp | Người nộp |
Thuế thu nhập cá nhân | 2% x Giá chuyển nhượng | Người bán |
Lệ phí trước bạ | 0,5% x (Giá đất x diện tích) | Người mua |
Phí thẩm định hồ sơ | Do từng tỉnh quy định | Người mua |
Lưu ý:- Các bên được phép thỏa thuận về người nộp.
– Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất quy định tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành.
4. Thủ tục sang tên Sổ đỏ
Để sang tên Sổ đỏ cho người mua thì phải thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định. Hiện nay, thủ tục sang tên Sổ đỏ (thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất) được quy định tại các văn bản pháp luật khác nhau,để biết chi tiết cụ thể xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ mới nhất 2019.
Trên đây là 4 điều phải biết khi sang tên sổ đỏ mà kiến thức luật muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng nội dung kiến thức luật cung cấp có thể giúp bạn đọc có thêm thông tin cần thiết.
Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!