Một trong những điều kiện tối thiểu để doanh nghiệp đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là phải có giấy phép. Chính vì vậy Kiến thức luật xin cung cấp Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép đang được áp dụng hiện nay.
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ
Theo quy định tại Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp có vốn pháp định 05 tỷ đồng và đáp ứng đủ 04 điều kiện dưới đây thì được cấp Giấy phép.
– Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách);
– Người lãnh đạo điều hành hoạt động có trình độ đại học trở lên và ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người đi làm việc ở nước ngoài hoặc lĩnh vực hợp tác, quan hệ quốc tế;
– Có tiền ký quỹ là 01 tỷ đồng (theo Điều 5 Nghị định 126/2007/NĐ-CP).
Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép
Cũng theo Luật này, cụ thể tại Điều 10, khi đủ điều kiện, để được cấp Giấy phép, doanh nghiệp phải chuẩn bị đủ hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định, tiền ký quỹ, đề án hoạt động dịch vụ, phương án tổ chức bộ máy chuyên trách…
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép. Trường hợp không được cấp Giấy phép thì được trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đồng thời, theo Điều 7 Nghị định 126/2007/NĐ-CP, lệ phí cấp Giấy phép là 05 triệu đồng và doanh nghiệp phải nộp khoản lệ phí này tại thời điểm nhận Giấy phép.
Mẫu Đơn đề nghị cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Tên doanh nghiệp | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | |
……, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Kính gửi: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Tên doanh nghiệp (1): ……………………………………………………………………………………………
2. Tên giao dịch (2):………………………………………………………………………………………………….
3. Địa chỉ trụ sở chính (3): …………………………………………………………………………………………
4. Điện thoại: ……………………. Fax: …………………. E-mail: ……………………………………………
5. Họ và tên người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………..
6. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……do ……….. cấp ngày …. tháng …… năm …..
7. Vốn pháp định tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép (4): ……………………………………………
Đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Hồ sơ kèm theo gồm (5):
1. ………………………………………………………………………………………………………………………….
2. ……………………………………………………………………………………………………………………………
3. ……………………………………………………………………………………………………………………………
GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Hướng dẫn viết Đơn đề nghị cấp Giấy phép
(1) Ghi chính xác tên doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
(2) Tên giao dịch là tên sử dụng trên thực tế của doanh nghiệp. Tên giao dịch có thể là tên đầy đủ hoặc tên viết tắt (nếu có), tên tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài của doanh nghiệp theo đăng ký kinh doanh.
(3) Ghi đầy đủ địa chỉ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
(4) Theo quy định, vốn pháp định của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 05 tỷ đồng. Do vậy, doanh nghiệp phải đáp ứng vốn tối thiểu này.
(5) Hồ sơ gửi kèm đơn đề nghị cấp Giấy phép theo quy định gồm: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định, tiền ký quỹ, đề án hoạt động dịch vụ, phương án tổ chức bộ máy chuyên trách…
Trên đây là Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH đang được áp dụng hiện nay.
Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!