Hợp đồng mùa vụ khi ký cần lưu ý gì?

Do nhu cầu làm việc, thời điểm kinh doanh không ít doanh nghiệp hay người lao động thời nay lựa chọn ký hợp đồng theo hình thức mùa vụ. Nhưng liệu có phải ai cũng nắm rõ các quy định của pháp luật về loại hợp đồng này?

Hợp đồng mùa vụ khi ký cần lưu ý gì?

Dưới đây là tổng hợp 10 lưu ý mà người lao động cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động mùa vụ.

SttTiêu chíNội dungCăn cứ
1Định nghĩaLà sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có tính chất không thường xuyên, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.Điều 15 Bộ luật Lao động 2012
2Điều kiện ký kếtPhải là công việc theo mùa vụ, dưới 12 tháng và không có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, ngoại trừ 05 trường hợp tạm thời thay thế người lao động:
– Đi làm nghĩa vụ quân sự;
– Nghỉ theo chế độ thai sản;
– Nghỉ theo chế độ ốm đau;
– Nghỉ theo chế độ tai nạn lao động;
– Nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.Trường hợp ký kết không đúng loại hợp đồng, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng
– 20 triệu đồng tùy theo số người lao động bị vi phạm.
– Khoản 3 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012;- Khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
3Thử việcNgười lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ không phải thử việc.Điều 26 Bộ luật Lao động 2012
4Hình thức hợp đồngHợp đồng phải được giao kết bằng văn bản, trừ những công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng có thể giao kết bằng lời nói.Điều 16 Bộ luật Lao động 2012
5Thời hạn hợp đồngTheo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn dưới 12 tháng.Trong 30 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hạn mà không ký hợp đồng mới thì hợp đồng này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn 24 tháng.Điều 22 Bộ luật Lao động 2012
6Nội dung hợp đồngPhải đảm bảo 10 nội dung cơ bản:
– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Thời hạn hợp đồng;
– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ nâng lương;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động;
– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
– Điều 23 Bộ luật Lao động 2012;- Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP;- Khoản 2 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP
7Chế độ, chính sáchĐược tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp nên được hưởng đầy đủ các chế độ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí…Đảm bảo điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ lương, thưởng… như các lao động khác.– Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014;- Bộ luật Lao động 2012 
8Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồngPhải đảm bảo lý do và thời gian thông báo trước khi chấm dứt hợp đồng:
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu:
+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận;
+ Không được trả lương đầy đủ hoặc đúng hạn;
+ Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
+ Bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ¼ thời hạn hợp đồng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
+ Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục công việc;
+ Được bầu, bổ nhiệm vào cơ quan dân cử, bộ máy Nhà nước.
– Theo chỉ định của cơ sở y tế nếu lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động;
– Không được trợ cấp thôi việc;
– Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
– Vi phạm thời gian báo trước thì phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước;- Hoàn trả chi phí đào tạo.
– Điều 37, Điều 43 Bộ luật Lao động 2012
9Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồngTương tự người lao động, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cũng phải đảm bảo lý do và thời gian thông báo trước.
– Về lý do:
+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị quá 1/2 thời hạn hợp đồng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
+ Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác;
+ Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng.
– Về thời gian thông báo trước: Ít nhất 03 ngày làm việc.Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người sử dụng lao động phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định.
Điều 38, Điều 42 Bộ luật Lao động 2012
10Quyền lợi khi chấm dứt hợp đồngTrong 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của nhau; trường hợp đặc biệt kéo dài không quá 30 ngày.Người lao động nhận lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ.Điều 47 Bộ luật Lao động 2012

Với 10 lưu ý trên đây, người lao động và người sử dụng lao động nên cân nhắc tính chất công việc cũng như điều kiện, hoàn cảnh của mình để ký loại hợp đồng sao cho phù hợp và đúng luật.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!