Phân biệt thỏa ước lao động với hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 5 và Điểm a, Khoản 2, Điều 6 trong Bộ luật lao động 2012, người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) đều phải có nghĩa vụ thực hiện “hợp đồng lao động” và “thỏa ước lao động tập thể”. Vậy giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động có điểm giống, khác nhau như thế nào? Và bài viết này sẽ giúp bạn đọc nhận biết rõ hơn về 2 chế định này.

Phân biệt thỏa ước lao động với hợp đồng lao động
Thỏa ước lao động tập thể Hợp đồng lao động
ái niệmThỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể (Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động 2012)Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 15 Bộ luật Lao động 2012)
Phân loại– Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp- Thỏa ước lao động tập thể ngành
– Thỏa ước lao động tập thể khác(Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động 2012)
– Hợp đồng lao động có thời hạn 
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
 – Hợp đồng thời vụ (Điều 22 Bộ luật Lao động 2012)
Chủ thể tham gia ký kết– Đại diện tập thể người lao động
– Người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động
– Cá nhân hoặc đại diện theo pháp luật của cá nhân trong trường hợp người lao động từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi 
– Người sử dụng lao động
Hình thức– Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp được lập thành 5 bản (Khoản 2 Điều 83 Bộ luật Lao động 2012) 
– Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành được lập thành 4 bản (Khoản 2 Điều 87 Bộ luật Lao động 2012)
Thoả thuận bằng văn bản được lập thành 2 bản (Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2012)
Hiệu lực hợp đồngNgày có hiệu lực đuợc ghi rõ trong thoả ước; trường hợp thoả ước không ghi rõ thì thoả ước có hiệu lực từ ngày các bên ký kết (Điều 76 Bộ luật Lao động 2012)Hợp đồng có hiệu lực từ ngày các bên giao kết (Điều 25 Bộ luật Lao động 2012)
Thời hạn hợp đồngThoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên ký thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp thì thoả ước duới  1 năm (Điều 85, 89 Bộ luật Lao động 2012)Tuỳ vào loại hợp đồng
Thủ tục đăng kýSau thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động gửi thỏa ước đến các cơ quan sau: 
– Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp 
– Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với thỏa ước tập thể ngành (Điều 75 Bộ luật Lao động 2012)
Không quy định

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!