Quy định của pháp luật về các mức phạt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ?

Hiện nay có rất nhiều người lao động lựa chọn con đường xuất khẩu lao động với mong muốn có thu nhập tốt hơn, có thể có khả năng kinh tế để lo cho gia đình. Nắm được thị hiếu này, nhiều công ty xuất khẩu lao động ra đời, nhưng không ít trong số đó lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân để lừa đảo. Bên cạnh đó cũng có nhiều người lao động không tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định nên dẫn tới vi phạm pháp luật, tham gia lao động xuất khẩu chui, trốn ra nước ngoài trái phép, hoặc ở lại nước ngoài trái phép thông qua các đường dây xuất khẩu lao động trái phép.

Quy định của pháp luật về các mức phạt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ?

Để giúp người lao động hiểu biết hơn cũng như tránh phải những vi phạm không đáng có, cũng như để các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với việc tổ chức tuyển dụng, đưa người lao động đi xuất khẩu lao động theo đúng quy định pháp luật, Kiến thức luật xin tổng hợp những mức phạt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động qua bảng dưới đây:

SttHành viMức phạtCăn cứ
AĐối với doanh nghiệp
1– Không công bố Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
– Không niêm yết công khai quyết định giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ tại trụ sở chi nhánh;
– Lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài không có trình độ đại học trở lên;
– Không báo cáo việc thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồngĐiều 29 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
2– Không thông báo việc giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
– Lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài không đủ 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này hoặc lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
Phạt tiền từ 20 –  40 triệu đồngĐiều 29 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
3– Không tổ chức bộ máy hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp phép;
– Không tổ chức bộ máy chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp phép.
Phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồngĐiều 29 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
4– Giao nhiệm vụ cho quá 03 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Giao nhiệm vụ cho chi nhánh không đúng quy định;
– Chi nhánh vượt quá phạm vi nhiệm vụ được giao về hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài;
– Thực hiện các hoạt động liên quan đến việc đưa người đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc sau khi nhận được thông báo không được đổi Giấy phép.
Phạt tiền từ 150 – 180 triệu đồngĐiều 29 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
5– Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác để tổ chức đưa người đi làm việc ở nước ngoài;
– Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp mình để đưa người đi làm việc ở nước ngoài;
– Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài cho người từng quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc cho người đang bị kỷ luật cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật về đưa người đi làm việc ở nước ngoài.
Phạt tiền từ 180 – 200 triệu đồngĐiều 29 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
6Không báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồngĐiều 30 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
7Đưa người đi làm việc ở nước ngoài vượt quá 30% số lượng đã đăng ký theo hợp đồng cung ứng, hợp đồng nhận lao động thực tập được cơ quan Nhà nước chấp thuận.Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồngĐiều 30 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
8Đưa người đi làm việc ở nước ngoài vượt quá từ 30% – 50% số lượng đã đăng ký theo hợp đồng cung ứng, hợp đồng nhận lao động thực tập được cơ quan Nhà nước chấp thuận.Phạt tiền từ 60 – 100 triệu đồngĐiều 30 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
9Đưa người đi làm việc ở nước ngoài vượt quá 50% số lượng đã đăng ký theo hợp đồng cung ứng, hợp đồng nhận lao động thực tập được cơ quan Nhà nước chấp thuận.Phạt tiền từ 150 – 180 triệu đồngĐiều 30 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
10– Đưa người ra nước ngoài làm việc nhưng không đăng ký hợp đồng cung ứng, hợp đồng nhận lao động thực tập hoặc đã đăng ký nhưng chưa được cơ quan Nhà nước chấp thuận;
– Doanh nghiệp nhận thầu, trúng thầu, tổ chức đầu tư ra nước ngoài đưa người ra nước ngoài làm việc mà không báo cáo, hoặc đã báo cáo nhưng chưa được cơ quan Nhà nước chấp thuận.
Phạt tiền từ 150 – 180 triệu đồngĐiều 30 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
11– Không thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng;
– Không cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi trúng tuyển;
– Không trực tiếp tuyển chọn lao động.
Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồngĐiều 31 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
12– Không ký hợp đồng với người lao động theo quy định;
– Không ghi rõ các quyền và nghĩa vụ về tài chính trong hợp đồng ký với người lao động;
– Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước ngoài không theo quy định;
– Nội dung hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước ngoài, hợp đồng lao động, hợp đồng thực tập không phù hợp với hợp đồng cung ứng, hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký;
– Nội dung hợp đồng giữa doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức đầu tư ra nước ngoài ký với người lao động, hợp đồng lao động không phù hợp với báo cáo đưa người đi làm việc ở nước ngoài.
Phạt tiền từ 50 – 80 triệu đồngĐiều 31 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
13– Thực hiện không đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc kiểm tra, cấp chứng chỉ cho người lao động sau khi tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
– Không đăng ký mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cấp cho người đi làm việc ở nước ngoài;
– Không cấp tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.
Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồngKhoản 22 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP
14Không tổ chức hoặc không liên kết với cơ sở đào tạo, dạy nghề để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng lao động.Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồngKhoản 22 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP
15Không bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.Phạt tiền từ 150 – 180 triệu đồngĐiều 32 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
16– Thu tiền tuyển chọn của người lao động;
– Không thu tiền đóng góp của người lao động vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước;
– Không cấp giấy chứng nhận tham gia Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước cho người lao động;
– Không hướng dẫn và làm thủ tục cho người lao động được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, hoặc không chuyển tiền hỗ trợ cho người lao động;
– Nộp không đầy đủ số tiền đóng góp của người lao động vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước;
– Đóng không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồngĐiều 33 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
17– Thu, quản lý, sử dụng, hoàn trả tiền môi giới không đúng quy định;
– Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định;
– Không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động;
– Không nộp tiền đóng góp của người lao động vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước;
– Không đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định.
Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồngĐiều 33 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
18– Không hoàn trả các chi phí mà người lao động đã nộp do không đưa đi làm việc ở nước ngoài được;
– Thu, quản lý, sử dụng tiền ký quỹ của người lao động không đúng quy định;
– Không nộp bổ sung đủ, đúng hạn số tiền ký quỹ theo quy định.
Phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồngĐiều 33 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
19– Không báo cáo danh sách lao động xuất cảnh với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài;
– Không phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài trong quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động khi làm việc ở nước ngoài.
Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồngĐiều 34 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
20– Không quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động;
– Không kịp thời giải quyết vấn đề phát sinh khi người lao động chết, tai nạn lao động, rủi ro, bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và tranh chấp liên quan.
Phạt tiền từ 50 – 80 triệu đồngĐiều 34 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
21– Lợi dụng hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài để tư vấn, tuyển chọn, đào tạo và thu tiền của người lao động;
– Lợi dụng hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài để đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định;
– Đưa người đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm hoặc không được nước tiếp nhận cho phép.
Phạt tiền từ 150- 200 triệu đồngĐiều 34 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
BĐối với người lao động
1Không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồngĐiều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
2– Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
– Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
– Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
– Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động khác ở lại nước ngoài trái quy định.
Phạt tiền từ 80 -100 triệu đồngĐiều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP

Kiến thức luật đã tổng hợp về các mức phạt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động qua bảng trên. Có thể thấy, số tiền phạt này không hề nhỏ so với một doanh nghiệp hay một người lao động. Chính vì vậy, dù là ai thì cũng nên chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho bản thân và để có công việc ổn định hợp pháp.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!