Trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, có rất nhiều cặp đôi sống chung, sống thử với nhau hoặc có tổ chức hôn lễ nhưng chưa đăng ký kết hôn. Mặc dù có thể cả hai đều có tình cảm, yêu thương, chăm sóc đối phương và có ý thức xây dựng một gia đình cho mình. Tuy nhiên, việc nam nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn sẽ dễ dẫn tới việc một trong hai bị lừa dối hoặc vi phạm chế độ hôn nhân. Trong đó có chế độ hôn nhân một vợ một chồng là chế độ dễ bị vi phạm. Bài viết này có thể giúp bạn xác định được vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử lý như thế nào?
Để xem xét có vi phạm trong thời gian hôn nhân thì cá nhân phải xem xét hôn nhân được nhà nước công nhận hợp pháp khi nam và nữ đáp ứng các điều kiện sau:
– Nam và Nữ phải đáp ứng đủ điều kiện về tuổi kết hôn: Nam phải từ hai mươi năm trở lên, nữ phải từ mười tám tuổi trở lên
– Các bên đăng kí kết hôn trên tinh thần tự nguyện, có sự đồng ý cả người nam và người nữ.
– Các bên không nằm trong trường hợp cấm đăng kí kết hôn như: các bên không đầy đủ về năng lực hành vi pháp luật hoặc kết hôn có yếu tố giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; không kết hôn đối tượng hiện nay đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân được nhà nước công nhận: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Có làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: giữa công dân Việt Nam kết hôn tới ủy ba nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; kết hôn có yếu tố nước ngoài tới ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc sở tư pháp.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kêt hôn cho cặp vợ chồng đã đáp ứng đủ điều kiện trên. Các bên có nhận giấy chứng nhận đăng kí kết hôn sau khi được cơ quan nhà nước cấp.
Lưu ý: Có một số trường hợp được tồn tại hai mối quan hệ hôn nhân vẫn được cơ quan nhà nước chấp thuận, do yếu tố của lịch sử và hoàn cảnh chiến tranh nên các trường hợp sau vẫn được công nhận là vơ chống hợp pháp: + Đới với trường hợp mà bộ đội, cán bộ đã có một vợ, có một chồng ở miền Nam, sau khi tập kết ra miền Bắc có tổ chức hôn lễ và lấy thêm vợ, chồng khác thì hôn nhân này đế nay nhà nước cộng nhận.
– Đối với trường hợp mà chung sống với nhau hoặc có tổ chức hôn lễ trước ngày 13/01/1960 thì việc một cá nhân có nhiều vợ hoặc nhiều chồng thì vẫn không vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng và được coi là hợp pháp.
1. Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng là gì?
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là một trong các bên hoặc cả hai đều đang có vi phạm chế độ hôn nhân khi có hành vi sau: Người đang có vợ, có chồng mà đăng kí kết hôn hoặc chung sống coi nhau như vợ chồng với đối tượng khác giới khác.
Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng là hành vi vi phạm điều cấm pháp luật nên đối tượng vi phạm xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Xử lý hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
* Xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng thì xử phạt bằng tiền từ một triệu đồng đến ba triệu đồng. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
* Ngoài ra, hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
Chủ thể phạm tội từ mười sáu tuổi trở lên.
Hành vi khách quan:
Quá trình hôn nhân được tính từ thời điểm đăng kí kết hôn được cơ quan nhà nước công nhận hợp pháp tới ly hôn( Bản án/ Quyết định ly hôn). Trong quá trình hôn nhân mà một trong các bên trong hôn nhân nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác giới hoặc cá nhân chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác giới mà mình biết rõ là họ đang hôn nhân hợp pháp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Từ hành vi vi phạm dẫn đến cho mối quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn theo quyết định/ Bản án của Quý tòa có hiệu lực trước pháp luật;
+ Hành vi vi phạm này đã bị cơ quan nhà nước xử phạt vi phạm hành chính nhưng nay còn tiếp tục tái diễn/ vi phạm.
+ Hành vi vi phạm dẫn hậu quả làm cho vợ, chồng hoặc các con của một trong hai có hành vi tự tử;
+ Hành vi vi phạm đã được đưa ra xét xử và có quyết định của Quý Tòa tuyên: Không có mối quan hệ vợ chồng mà chỉ nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng hoặc hủy giấy chứng nhận đăng kí kết hôn hoặc yêu cầu các bên phải chấm dứt quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật này.
Hậu quả hành vi vi phạm:
Hậu quả của hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng là gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho cá nhân cho những người trong và ngoài cuộc như: vợ, chồng, nam nữ sống chung, các con.
Định khung hình phạt khi có hành vi vi phạm đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Đối hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng có hành vi, gây hậu quả làm cho các bên dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử lý vi phạm nay tiếp tục vi phạm thì người có hành vi vi phạm có thể bị Tòa án áp ba khung hình phạt sau: bị phạt cảnh cáo hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ (tức là người phạm tội có thể chấp hành án ngoài trại giam và được giao cho chính quyền địa phương trực tiếp nơi cư trú quản lý, giáo dục) trong khoảng tới một năm hoặc hình phạt tù trong khoảng thời gian từ ba tháng đến một năm.
+ Đối với hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng có hành vi, gây hậu quả làm cho vợ hoặc chồng hoặc con tử tử hoặc đã bị cơ quan nhà nước hủy mối quan hệ nhưng vẫn duy trì mối quan hệ đó thì bị phạt tù trong khoảng thời gian từ sáu tháng đến ba năm, tức là trong khung hình phạt thì thấp nhất bạn phạt tù sáu tháng, cao nhất sẽ là ba năm.
Bên cạnh đó, để Cơ quan xem xét xử lý phải xem xét các tính tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng Điều 51 và Điều 52 Luật Hình sự 2015.
Với các khung hình phạt của tội phạm vi phạm chế độ một vợ một chồng thuộc tội phạm ít nghiệm trọng do mức án của tội này dưới ba năm. Người vi phạm có thể xin hưởng án treo nếu đáp ứng đủ các yếu tố sau:
+ Dựa vào khung hình phạt được Tòa án tuyên mức án dưới ba năm tù.
+ Chứng minh được các tình tiết giảm nhẹ và không có tình tiết tăng nặng.
+ Người phạm tội có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng, có nơi làm việc.
Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!