Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015

Tội gây rối trật tự phiên tòa phiên họp quy định tại Điều 391 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015

Điều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp.

1. Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp;

b) Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.

Bình luận: 

1. Khái niệm

Gây rối trật tự phiên tòa được hiểu là hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản tại phiên tòa

2. Các yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự phiên tòa

2.1. Mặt khách quan

Có hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản

2.2. Khách thể

Sự hoạt động đúng đắn của cơ quan xét xử

2.3. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý

2.4. Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

3. Về hình phạt

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 02 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nếu ở mặt khách quan và chủ quan

Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp

– Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!