Quy định của pháp luật về tội đầu cơ

Đầu cơ là hành vi mua vét hàng hóa, lương thực, vật tư, các loại tem, phiếu, vé, giấy tờ có giá trị phân phối hàng hóa, lương thực, vật tư hoặc cung ứng dịch vụ của một người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự nhằm bán lại để thu lợi bất chính. Qua bài viết này, Kiến thức luật sẽ phân tích, bình luận để làm rõ cấu thành tội phạm của tội đầu cơ cũng như mức hình phạt của tội này dưới góc nhìn của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Quy định của pháp luật về tội đầu cơ

Theo quy định tại Điều 196 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

1. Khái niệm

Đầu cơ được hiểu là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính.

2. Dấu hiệu pháp lý

2.1. Chủ thể

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.Chủ thể của tội phạm này phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự. Người phạm tội có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Nếu là tổ chức thì phải là pháp nhân.

2.2. Khách thể

Xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế và các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước.

2.3. Mặt khách quan

Hành vi mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính. Người phạm tội có thể lợi dụng tình hình khan hiếm do điều kiện hoàn cảnh nhất định như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo.

2.4. Mặt chủ quan

Hành vi phạm tội với lỗi cố ý.

3. Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại

– Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

– Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!