Đe dọa người khác bằng vật nhọn, dao, kéo có vi phạm pháp luật?

Trong cuộc sống có rất nhiều hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm đe dọa người khác. Hành vi đó có thể xuất phát do mâu thuẫn từ cuộc sống thường ngày hoặc cũng thể là do một hành vi bộc phát mang tính chất bông đùa. Tuy nhiên, tính mạng sức khỏe con người là một khách thể đặc biệt được Luật Hình sự bảo vệ. Vậy hành vi cầm dao Đe dọa người khác có bị truy cứu trách nhiệm không? Hãy cùng Kiến thức luật tìm hiểu thông qua nội dung tư vấn tình huống dưới đây:

Đe dọa người khác bằng vật nhọn, dao, kéo có vi phạm pháp luật?

Tình huống: chị Nguyễn thị B và anh Phạm văn A là người yêu của nhau. Trải qua 2 năm tìm hiểu và ở bên cạnh anh A, chị B phát hiện anh A là một người rất cục tính, hay giận dỗi vô cớ, quát mắng và đập đồ đạc. Nghĩ đến tương lai phải sống trong cảnh lo sợ, bị mắng chửi nên chị B quyết định chia tay với anh A. Tuy nhiên với bản tính của mình khi nghe chị B nói muốn chia tay, anh A đã không khống chế được cơn giận dữ và lấy con dao gọt hoa quả trên bàn dí sát vào cổ chị để khống chế và đe dọa nếu chị vẫn kiên quyết ra đi, anh ta sẽ giết chị. Trước sự đe dọa của anh A, chị B rất sợ hãi, đành nhượng bộ và tìm cách nhờ người thân giúp đỡ.

Giải quyết tình huống:

1.Cơ sở pháp lý

– Bộ luật hình sự 2015

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP

2. Về khái niệm đe dọa giết người

Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Trong trường hợp nếu lời đe dọa của người đó khiến gia đình hoặc bản thân một cá nhân có tâm lý thực sự lo sợ hành vi này sẽ xảy ra , thì đây có thể trường hợp này đã cấu thành tội đe dọa giết người.

3. Tội đe dọa giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự

Căn cứ theo điều 133 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội đe dọa giết người

“ Điều 133. Tội đe dọa giết người

1.Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.

Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Trong tình huống trên, anh A đã có lời đe dọa khiến chị B có tâm lý thực sự lo sợ hành vi này sẽ xảy ra, thì đây có thể trường hợp này đã cấu thành tội đe dọa giết người. 

Dưới góc nhìn của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể được quy định tại Điều 133 đối với quy định này sẽ đặt ra trách nhiệm hình sự đối với chủ thể thực hiện hành vi mà hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của tội danh này.

+ Về mặt khách quan: Có hành vi làm cho người bị đe doạ biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm (bị giết chết) hoặc có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.

+ Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi đối với tội này là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật , thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn cho hậu quả xảy ra.

+ Về mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.Chủ thể của tội phạm này phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự. Người phạm tội có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

+ Về mặt khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.

Như vậy, việc sử dụng vật nhọn, dao kéo để đe dọa và có những lời lẽ đe dọa đến tính mạng, thân thể, sức khỏe người khác thì rất có thể bị truy cứu trách nhiệm Hình sự.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!