Khi quyết định tiến tới hôn nhân, bên cạnh đám cưới, việc tiến hành những thủ tục đăng ký kết hôn là điều cần thực hiện để vừa bảo đảm chấp hành theo đúng pháp luật vừa có cơ sở quan trọng cho việc bạn và người bạn đời kết thành một gia đình. Để đăng ký kết hôn, các cặp đôi phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật Hôn nhân và Gia đình. Vậy, đối với những cặp đôi kết hôn và một trong hai người là sĩ quan quân đội thì điều kiện kết hôn như thế nào?
1. Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân gia đình 2014.
Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân
2. Điều kiện kết hôn
Thứ nhất, về điều kiện kết hôn: Trước tiên 2 bạn phải thỏa mãn các điều kiện kết hôn nói chung ở Điều 8 Luật hôn nhân & gia đình 2014 đó là:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Như vậy, bạn muốn kết hôn với sĩ quan quân đội thì trước hết hai bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện chung về kết hôn của pháp luật như trên.
Thứ hai, điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội, công an phải đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn sau (theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA):
+ Về dân tộc: Dân tộc Kinh.
+ Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
+ Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời: Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).
Trong đó những trường hợp sau sẽ không được kết hôn với sĩ quan quân đội là:
+ Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc, Tin Lành, Đạo Hồi.
+ Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc).
+ Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả khi đã nhập quốc tịch tại Việt Nam).
Trên đây là tư vấn của Chuyên viên tư vấn Kiến thức luật, nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ ngay với Kiến thức luật để được tư vấn, giải đáp thắc mắc kịp thời. Trân trọng cảm ơn!