Câu hỏi: Chào anh (chị) chuyên viên tư vấn Kiến thức luật. Tôi là Hà, tôi muốn nhờ chuyên viên tư vấn giúp tôi cách khai sinh cho con. Cụ thể là, tôi kết hôn đã được 6 tháng và vừa hạ sinh được một bé trai. Tuy nhiên do khi kết hôn tôi đã bầu bì không tiện đi lại nhiều, chồng tôi thì thường xuyên làm việc xa nhà nên vẫn chưa nhập khẩu cho tôi về nhà chồng. Vậy, tôi muốn hỏi là tôi có làm khai sinh cho con khi tôi chưa nhập hộ khẩu nhà chồng không?
Trả lời: Chào bạn, chúc mừng bạn và gia đình đã đón thêm một thành viên mới, niềm hạnh phúc mới. Đồng thời, Kiến thức luật cũng xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn đến Kiến thức luật. Câu hỏi của bạn đã được chuyên viên pháp lý nghiên cứu, trả lời cụ thể:
Căn cứ:
Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh. Do đó, nếu cha mẹ chưa nhập chung khẩu thì vẫn có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con được.
Lưu ý: Thời gian đăng ký khai sinh cho con chỉ có 60 ngày kể từ ngày con được sinh ra đời. Do đó, cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho con. Nếu cha, mẹ không thể đi được thì có thể nhờ ông hoặc bà hoặc người thân thích khác đi đăng ký.
Lúc này, ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của cha hoặc mẹ cần phải có văn bản ủy quyền và không cần công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ. Nếu là người thân thích khác thì văn bản ủy quyền bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, khi đi làm đăng ký khai sinh cho con, chị có thể lựa chọn đăng ký tại nơi thường trú của cha hoặc của mẹ. Và chị phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:
– Giấy chứng sinh do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp (Bản chính);
– Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu).
Không chỉ phải chuẩn bị những giấy tờ này để nộp cho UBND nơi đến đăng ký mà còn phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây để xuất trình khi có yêu cầu:
– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh. Các giấy tờ này phải còn giá trị sử dụng.
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh: Lúc này, nếu đăng ký ở UBND của người nào thì phải có sổ hộ khẩu của người đó.
Lưu ý: Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Như vậy, trường hợp của bạn dù chưa nhập chung hộ khẩu nhưng vẫn có thể đăng ký khai sinh cho bé bình thường.
Trên đây là giải đáp về vấn đề đăng ký khai sinh khi không cùng hộ khẩu theo quy định mới nhất 2019. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hãy liên hệ kiến thức luật để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng bạn nhé.
Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!