Khi nào công an phát lệnh truy nã?

khi nào công an phát lệnh truy nã

Đối tượng bị truy nã

Theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định điều tra.

Cụ thể, những đối tượng bị truy nã được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC như sau:

-Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

– Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.

– Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.

– Người bị kết án tử hình bỏ trốn.

– Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.

Thủ tục phát lệnh truy nã

Sau khi xét thấy đủ điều kiện truy nã, cơ quan điều tra ra quyết định truy nã, theo Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quyết định truy nã phải có các nội dung:

– Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã.

– Căn cứ ban hành quyết định truy nã.

– Tên cơ quan; họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã.

– Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can.

– Đặc điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có).

– Tội danh bị khởi tố, truy tố hoặc bị kết án, mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị truy nã (nếu có).

Quyết định truy nã được gửi đến:

– Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.Lưu ý: Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị cáo.

Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!