Hiện nay việc nhận nuôi con nuôi, và cho con nuôi diễn ra thường xuyên, liên tục và ngày càng nhiều trên thực tế đồng thời lý do cho việc cho nhận con nuôi cũng ngày càng đa dạng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do tỷ lệ vô sinh của người dân Việt Nam đang ngày càng gia tăng đồng thời tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn dẫn đến số lượng trẻ em bị bỏ rơi cũng ngày càng gia, hay việc nhận nuôi con nuôi chỉ để phục vụ cho một số nhu cầu trong cuộc sống hay thậm chí để đảm bảo tính hợp pháp cho một hoạt động nào đó. Tuy nhiên việc nhận nuôi con nuôi hay việc cho con nuôi sẽ phát sinh những quyền, lợi ích và cũng phát sinh, thay đổi và thậm chí là chuyển giao những trách nghiệm nhất định trong mối quan hệ giữa ba bên là cha đẻ, mẹ đẻ – con – cha nuôi, mẹ nuôi. Để tránh quyền và lợi ích hợp pháp của mình không bị ảnh hưởng mà bản thân không biết thì các bên nên nắm vững những quy định mới nhất và các lưu ý về các vấn đề liên quan đến việc nuôi con nuôi.
Hiện nay Luật nuôi con nuôi 2010 đang có hiệu lực, tuy nhiên Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định 24/2019/NĐ-CP, cụ thể bao gồm các điểm mới như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi:
– Ủy ban nhân dân cấp xã:
Đăng ký nuôi con nuôi ở trong nước, cụ thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người được nhận làm con nuôi. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP, thì việc đăng ký nhận nuôi con nuôi có một số thay đổi như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi cư trú cũng có thẩm quyền cùng với nơi cư trú của người được nhận làm con nuôi đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước nếu người nhận con nuôi là cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã đã lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi: có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký nhận con nuôi nếu trẻ chưa bị chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở nuôi dưỡng trẻ đóng trụ sở: nếu trẻ bị bỏ rơi nhưng đã có cơ sở nuôi dưỡng tiếp nhận trẻ.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Có thẩm quyền quyết định việc nhận nuôi con nuôi nếu: nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, cụ thể:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người được nhận làm con nuôi đăng ký hộ khẩu thường trú.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi đóng trụ sở.
Tuy nhiên thẩm quyền thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc về Sở Tư pháp, sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
– Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài: có thẩm quyền thực hiện đăng ký nhận nuôi con nuôi nếu người nhận con nuôi và người được nhận con nuôi đều là công dân Việt Nam và tạm trú ở nước ngoài, cụ thể đăng ký tại một trong hai nơi cư trú của một trong hai bên.
Lưu ý: Có nơi công dân Việt Nam tạm trú sẽ không có cơ quan đại điện, trong trường hợp này hai bên có thể đăng ký nhận nuôi con nuôi tại một cơ quan đại diện của Việt Nam tại nơi gần nhất hoặc tại nơi thuận lợi nhất cho việc đăng ký.
Như vậy so với quy định về thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Nghị định 24/2019/NĐ-CP đã có sự mở rộng hơn so với Luật nuôi con nuôi 2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP, thẩm quyền đăng ký việc nhận nuôi con nuôi không còn bó buộc cả ở đăng ký nhận nuôi ocn nuôi trong nước và nhận nuôi con nuôi tại nước ngoài. Việc thay đổi này giúp cho phân tán thẩm quyền đăng ký, tránh tập trung vào một cơ quan dẫn đến công việc quá nhiều, không thể đáp ứng phục vụ tốt cho người dân cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi thực hiện thủ tục này.
Thứ hai, thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Các bên chuẩn bị một bộ hồ sơ trong đó bao gồm: một bộ hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi, một bộ hồ sơ của người được nhận nuôi con nuôi.
– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện thủ tục
Khi đăng ký nhận con nuôi thì phải có mặt của người nhận nuôi con nuôi. cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng người được nhận làm con nuôi và người được nhận làm con nuôi
+ Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định của luật, cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ.
+ Nếu xét thấy có đủ điều kiện để nhận nuôi con nuôi thì thực hiện đăng ký nuôi con nuôi bao gồm công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch về việc nhận nuôi con nuôi và cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, thủ tục này được thực hiện trong vòng thời gian 20 ngày kể từ ngày ghi nhận được sự đồng ý của những người cần xin ý kiến.
Ghi bổ sung thông tin về cha mẹ trong Giấy khai sinh và vào Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi nếu là trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi mà trong Giấy khai sinh chưa có thông tin về cha mẹ.
Đăng ký khai sinh lại cho trẻ và thu hồi lại Giấy khai sinh cũ nếu có hai bên bao gồm cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ thỏa thuận và nếu con nuôi trên 9 tuổi đồng ý về việc thay đổi thông tin về cha mẹ.
+ Nếu xét thấy các điều kiện để đăng ký nhận nuôi con nuôi không đủ hoặc hồ sơ thiếu thì trả lại hồ sơ.
– Bước 3: Trả kết quả
Kết quả được trả lại cho người nhận con nuôi, đại diện của các cơ sở nuôi dưỡng, cha mẹ đẻ hoặc là người giám hộ của trẻ có thể là một trong ba giấy tờ, tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận nuôi con nuôi nếu hồ sơ hợp lệ.
+ Văn bản từ chối đăng ký nhận nuôi con nuôi kèm bộ hồ sơ ban đầu của người đăng ký.
+ Giấy khai sinh được bổ sung thông tin hoặc Giấy khai sinh mới đã được thay đổi thông tin về cha mẹ.
Việc trả kết quả được thực hiện trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được sự đồng ý của những người cần lấy ý kiến theo quy định của luật.
Thứ ba, điểm mới đối với việc đăng ký nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài:
Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đối với việc nhận nuôi con nuôi của các công dân Việt Nam với nhau hoặc một trong hai bên là công dân Việt Nam và bên còn lại là người nước ngoài thì thực hiện thủ tục ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Theo quy định pháp luật của nước nơi đăng ký quy định họ có thẩm quyền đăng ký, tuy nhiên trừ trường hợp việc thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi này vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Việc thực hiện đăng ký nuôi con nuôi của nước đó do tuân thủ theo điều ước quốc tế đã có hiệu lực mà Việt Nam và nước nơi đăng ký là thành viên.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc ghi vào Sổ hộ tịch được quy định tại Luật Hộ tịch 2014 cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi cư trú hoặc nơi người được nhận làm con nuôi cư trú.
Nhìn chung Luật nuôi con nuôi có một số điểm mới và cần lưu ý nêu trên sau khi được hướng dẫn bởi nghị định mới, các bên trong việc đăng ký nhận nuôi con nuôi chú ý các vấn đề này để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân cũng như của người khác.
Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!