Ly hôn đơn phương khi không có giấy tờ tùy thân

Câu hỏi: Hiện giờ, tôi muốn đơn phương ly dị với chồng. Nhưng tôi lại không có giấy tờ tùy thân vì chồng tôi cất giữ không đưa. Giờ e muốn ly dị càng sớm càng tốt vì luôn bị chồng uy hiếp khiến tôi sợ hãi mặc dù đã về căn hộ chung cư giá rẻ tôi thuê để sinh sống. Mong anh (chị) tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương giúp tôi!

Ly hôn đơn phương khi không có giấy tờ tùy thân

1. Cơ sở pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014
Luật hộ tịch 2014

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất, thủ tục đơn phương ly hôn

Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, việc đơn phương ly hôn được quy định như sau:

“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn chồng mình theo trình tự, thủ tục luật định.

Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn có hành vi uy hiếp khiến bạn sợ hãi, do vậy chồng bạn đã vi phạm nghĩa vụ của một bên trong quan hệ hôn nhân khiến cho mục đích hôn nhân không đạt được, Tòa án sẽ giải quyết ly hôn nếu có căn cứ cho hành vi trên của chồng bạn.

* Về hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm:
– Đơn xin ly hôn theo mẫu.
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
– Bản sao chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng (CMND) (có chứng thực, công chứng).
– Bản sao sổ hộ khẩu của vợ, chồng (có chứng thực, công chứng).
– Bản sao giấy khai sinh của con (có chứng thực, công chứng).
– Bản sao các giấy tờ chứng nhận tài sản cần chia.

*Về thẩm quyền giải quyết ly hôn
Thẩm quyền giải quyết ly hôn được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền tòa án giải quyết ly hôn đơn phương được Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này.
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Như vậy, tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của bạn là Tòa án cấp huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc.

*Lệ phí cho việc ly hôn là 300 000 VNĐ.


Thủ tục ly hôn trên áp dụng cả với trường hợp đơn phương ly hôn khi không có giấy tờ của bạn, bởi lẽ bạn sẽ cần bổ sung, thay thế những giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ đơn phương ly hôn trước khi gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện.

ly hôn đơn phương khi không có giấy tờ tùy thân

Thứ hai, thủ tục xin cấp lại giấy tờ tùy thân

Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn đã cất giữ không đưa Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân của bạn. Liên quan đến vấn đề đơn phương ly hôn khi không có giấy tờ này, chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết như sau.

Căn cứ Điều 63 Luật hộ tịch 2014 quy định:
“Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.”
– Đối với giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Bạn có thể đến UBND cấp xã nơi hai người đã đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn (thường gọi là bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn).

– Đối với sổ hộ khẩu: Pháp luật quy định bạn không cần bản chính sổ hộ khẩu để có thể tiến hành ly hôn mà chỉ cần bản sao công chứng, chứng thực của sổ hộ khẩu. Nếu như bạn không có cả bản chính lẫn bảo sao, bạn có thể liên hệ với công an cấp xã/ phường nơi bạn thường trú xác nhận rằng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.

– Đối với chứng minh thư nhân dân: Tương tự như sổ hộ khẩu, bạn không cần bản chính của chứng minh thư nhân dân để đơn phương ly hôn mà chỉ cần bản sao công chứng, chứng thực. Trong trường hợp bạn không có bản sao CMND, bạn có thể sử dụng bản sao công chứng, chứng thực của sổ hộ chiếu để hoàn thiện hồ sơ. Nếu bạn có nhu cầu làm lại CMND, bạn có thể liên hệ với công an phường, xã, thị trấn để được cấp lại CMND.

– Đối với giấy tờ tùy thân của chồng bạn (CMND, sổ hộ khẩu,…) nếu bạn cũng không giữ thì hãy trình bày rõ hoàn cảnh để tòa án thụ lý hồ sơ của mình. Trong quá trình thực hiện thủ tục tòa án sẽ yêu cầu chồng bạn cung cấp cho tòa những giấy tờ cần thiết để hoàn thành thủ tục.

Như vậy, để tiến hành đơn phương ly hôn khi không có giấy tờ, bạn cần thực hiện những thủ tục trên để hoàn thiện hồ sơ và đảm bảo việc giải quyết ly hôn được tiến hành nhanh gọn.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!