Ly thân là gì? Vợ chồng ly thân thì còn trách nhiệm gì với nhau không?

Sau một thời gian yêu nhau đến mức “không còn gì tìm hiểu”, năm 2018 anh A và chị B quyết định gắn bó nhau trọn đời. Do nhu cầu cuộc sống, tháng 6-2019 hai vợ chồng cùng đi vay ngân hàng số tiền 200 triệu đồng. Tưởng chừng cuộc sống của hai anh chị sẽ được hạnh phúc nhưng do mỗi người mỗi ý, khoảng cách giữa hai người ngày một lớn, tình cảm ngày càng rạn nứt. Đến tháng 9-2019, anh A và chị B quyết định ly thân. Vấn đề đặt ra là liệu rằng anh A và chị B có còn trách nhiệm gì với nhau không ? Có được pháp luật thừa nhận không phát sinh nghĩa vụ trong thời gian ly thân. Bài viết này của Kiến thức luật sẽ giúp bạn có câu trả lời.

1. Vấn đề thứ nhất, ly thân vẫn là vợ chồng và ly thân không được xem là ly hôn

Trong Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 đang có hiệu lực thi hành không có một chế định nào về việc ly thân. Theo đó, ly thân cũng không được pháp luật thừa nhận một cách rõ ràng mà chỉ được coi như là căn cứ để ly hôn. Ly thân được hiểu là sự sống riêng của hai vợ chồng như việc không ăn ở chung, không sinh hoạt vợ chồng, không quan hệ với nhau. Dường như ly thân không phải là bước đệm của ly hôn và cũng không được xem giống như đã ly hôn về mặt giấy tờ. Mục đích của ly thân là giảm bớt những gánh nặng, những mâu thuẫn, xung đột gay gắt đến mức không thể điều hòa được, ít nhất ở thời điểm hiện tại, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đây là khoảng thời gian để vợ chồng nhìn nhận lại mối quan hệ vợ chồng một cách nghiêm túc và đúng đắn, tha thứ cho nhau, khắc phục lỗi lầm để củng cố hôn nhân bền vững hơn quay trở lại bên nhau.

Mặt khác, ly thân cũng không đồng nghĩa với việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa hai vợ chồng. Nghĩa là họ vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ với con cái và tài sản chung. Việc quan hệ ngoại tình, thậm chí chung sống như là vợ chồng với người khác trong thời gian ly thân là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo Luật hôn nhân và gia đình. Sau một thời gian sống ly thân, hai bên vẫn không hoà giải được mối quan hệ thì các bên có thể xin ly hôn. Thực tế cho thấy đã ly thân thì hầu như dẫn đến ly hôn bởi lẽ chỉ có mâu thuẫn không thể giải quyết thì mới dẫn đến ly thân và ly hôn.

Theo quy định của Điều 182 của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng”, trường hợp đã có gia đình, hôn nhân hợp pháp nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người khác thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, hoặc người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Theo quy định của pháp luật, như vậy ly thân là một giải pháp khá hợp lý cho các cặp vợ chồng đang có rạn nứt về tình cảm, trong giai đoạn nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình, đồng thời tìm ra hướng đi thích hợp. Tuy nhiên, một khi đã xác định không còn tình cảm với nhau, nhất là đã có người khác, thì nên có sự thẳng thắn, dũng cảm để đi đến quyết định cuối cùng.

Ly thân là gì?

2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly thân

Khi ly thân, quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng vẫn mang đầy đủ các đặc điểm quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng. Khi ly thân, quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ nhân thân và các quyền và nghĩa vụ tài sản, trong đó quyền và nghĩa vụ nhân thân là nội dung chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ ly thân. Nội dung của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là lợi ích tinh thần, là yếu tố tình cảm, không mang nội dung kinh tế, không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của vợ chồng trong khi ly thân.

Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng. Vì vậy, khi điều chỉnh những quan hệ đó phải kết hợp giữa các quy định của pháp luật với những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội.

Trong lịch sử lập pháp và các văn bản pháp luật hiện hành mà cụ thể là Luật hôn nhân gia đình 2014 không thừa nhận vấn đề ly thân, thực tế trong Luật hôn nhân gia đình 2014 không có một cụm từ nào được gọi là ly thân. Do đó cần phải hiểu đây chỉ là một thuật ngữ xã hội mà không phải là một thuật ngữ pháp lý.

Trường hợp người chồng vắng mặt tại nơi cư trú. Nếu đã có thông báo tìm kiếm, thì có lẽ vấn đề phải được xem xét tùy theo kết quả xác định thời điểm mang thai của người vợ. Trong trường hợp người vợ mang thai trước ngày người chồng được xác định là vắng mặt, mọi chuyện còn tùy thuộc vào việc người chồng được hay không được khai là cha của đứa trẻ.  Tuy nhiên, dù luật không quy định rõ, vẫn có cơ sở trong luật để nói rằng sự suy đoán con chung phải hoàn toàn bị loại trừ trong trường hợp này.

Nhưng cơ sở của sự suy đoán không được vững chắc như trong trường hợp vợ chồng ly thân, bởi vì chắc chắn người đi khai sinh không phải là người chồng trong trường hợp này. Vả lại, ngay nếu như vợ chồng ly thân và người khai sinh không phải là người chồng, thì khi khai báo, người khai sinh thường phải dè chừng người chồng chồng không được khai là cha của đứa trẻ, thì hẳn không thể áp dụng quy tắc suy đoán ấy, bởi người chồng sẽ không thể có mặt để xây dựng yếu tố xã hội học của quan hệ cha con nhằm bù đắp những thiếu sót của giấy khai sinh.

Các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng được thể hiện trong tình nghĩa vợ chồng theo Điều 19 củaLuật hôn nhân và gia đình năm 2014. Tình yêu thương và sự chung thủy là hai yếu tố giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc và duy trì quan hệ hôn nhân bền vững. Vợ chồng luôn ý thức và giữ gìn tình cảm thương mến nhau. Khi đang tồn tại quan hệ hôn nhân, vợ chồng không được chung sống như vợ chồng với người khác. Hiện nay, do lối sống của một bộ phận dân cư đã thay đổi nên giá trị gia đình cũng thay đổi theo. Hiện tượng người đang có vợ hoặc có chồng chung sống hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác xảy ra tương đối phổ biến. Hành vi đó là vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ và quyền của vợ chồng mà pháp luật đã quy định trong khi ly thân.

Sự tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi, cách xử sự và chồng thể hiện ở hành vi, cách xử sự và thái độ của họ đối với nhau. Đó là việc giữ gìn danh dự, uy tín, nhân phẩm cho nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, quan tâm, động viên lẫn nhau…

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!