1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ai?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014.
“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
Như vậy, số lượng người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH và Công ty cổ phần có thể là một hoặc nhiều người.
3. Công ty hợp doanh
Theo Khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2014,
“Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.”
Theo Điểm d Khoản 4 Điều 179 Luật doanh nghiệp 2014:
Theo đó nhiệm vụ của nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là “Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác”.
Như vậy: Người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp thành viên hợp danh được bầu làm Chủ tịch hội đồng thành viên không đồng thời là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc mà thành viên hợp danh khác được cử giữ các chức vụ này, đồng thời Điều lệ công ty quy định cả hai chức vụ này đều có thẩm quyền đại diện theo điểm đ khoản 4 Điều 179 Luật doanh nghiệp 2014 thì công ty hợp doanh có 2 người đại diện theo pháp luật.
4. Doanh nghiệp tư nhân
Theo khoản 4 Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
Với bản chất doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, vì không có sự tách bạch tài sản giữa doanh nghiệp và chủ sở hữu, không tự chịu trách nhiệm pháp lý bằng tư cách và tài sản doanh nghiệp mà đều thông qua chủ doanh nghiệp. Do đó mọi trách nhiệm đối với công ty sẽ do chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm và thực hiện.
Do đó có thể thấy doanh nghiệp tư nhân chỉ có một người đại diện theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, Số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp Và pháp luật không quy định bắt buộc mỗi doanh nghiệp chỉ được có một người đại diện pháp luật.Giống như Công ty TNHH, Công ty Cổ phần hay công ty hợp danh có thể có hai hay nhiều người đại diện theo pháp luật.
Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!