Người chuyển giới có được đăng ký kết hôn?

Trên thế giới đã có nhiều quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới. Họ được kết hôn và tổ chức hôn lễ như những cặp đôi bình thường khác. Cùng với sự tiến bộ trong nhận thức của toàn xã hội về hôn nhân đồng giới, hiện nay ở Việt nam cũng đã có cái nhìn mới hơn về người đồng giới cũng như hôn nhân của họ. Điều này được thể hiện ngay chính trong Luật hôn nhân gia đình năm 2014, việc kết hôn giữa những người cùng giới đã không nằm trong những trường hợp bị cấm kết hôn.Cụ thể, tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân & Gia đình quy định “Nhà nước không công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Pháp luật không nghiêm cấm một cách cứng nhắc như trước đây mà chỉ không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới. Câu hỏi đặt ra là vậy những người chuyển giới có được kết hôn không? Hôn nhân của họ có được công nhận không?

Người chuyển giới có được đăng ký kết hôn?

1. Quyền đăng ký kết hôn của cá nhân

Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

Theo đó, những người có đủ các điều kiện sau đây sẽ được đăng ký kết hôn và được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

– Không kết hôn giả tạo.

– Không tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

– Không được đang có vợ, chồng mà chung sống hoặc kết hôn với người khác.

– Không kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Xem thêm: Kết hôn là gì? Điều kiện kết hôn?

2. Đăng ký kết hôn với người chuyển giới

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Nhà nước không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người có cùng giới tính. Bởi kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, một cá nhân khi đã thực hiện chuyển đối giới tính thì:

– Có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch;

– Có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi

Theo đó, một người khi đã chuyển đổi giới tính thì sẽ được pháp luật công nhận các quyền nhân thân với giới tính mới. Trong đó có quyền được kết hôn theo quy định của pháp luật.

Bởi vậy, một người đã chuyển đổi giới tính muốn đăng ký kết hôn được thì trước hết phải thực hiện thủ tục thay đổi giới tính theo quy định của pháp luật.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!