Phân biệt bị can với bị cáo

Bị can, bị cáo là những khái niệm thường xuất hiện trong các vụ án hình sự. Tuy nhiên, có không ít người hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Hãy cùng Kiến thức luật phân biệt bị can với bị cáo qua bài viết dưới đây.

phân biệt bị can với bị cáo

1. Điểm giống nhau giữa bị can và bị cáo

Bị can và bị cáo đều là các đối tượng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Nếu đối tượng là pháp nhân thì quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

Ngoài ra, có một số điểm giống nhau trong quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo là:

– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình.

– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu.

– Tự bào chữa, nhờ người bào chữa.

– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.

– Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

– Đề nghị giám định, định giá tài sản.

– Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Trong trường hợp có giấy triệu tập của cơ quan, người có thẩm quyền (người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với bị can, tòa án với bị cáo) nếu:

+ Vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải.

+ Nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

2. Phân biệt bị can với bị cáo

STTTiêu chíBị canBị cáo
1Căn cứ pháp lýĐiều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
2Định nghĩaBị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sựBị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử
3Giai đoạn tố tụng tham giaKhởi tốĐưa ra xét xử
4Quyền lợi– Được biết lý do mình bị khởi tố.
– Được nhận các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can.
+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
+ Bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.
+ Bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác.
– Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu. 
– Được nhận các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án.
+ Bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
-Tham gia phiên tòa.
– Đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa.
– Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý.
– Tranh luận tại phiên tòa.
– Nói lời sau cùng trước khi nghị án;- Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa.
– Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
5Nghĩa vụ– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
– Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Trên đây là phân biệt bị can và bị cáo trong các vụ án hình sự.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!