Sử dụng súng hơi có vi phạm pháp luật không?

Hiện nay, việc sử dụng súng hơi súng săn hoặc những công cụ hỗ trợ khác nhằm phục vụ mục đích cá nhân của chủ thể sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại công cụ hỗ trợ này đôi khi gây ra sự nguy hiểm đến tính mạng con người, gây ảnh hưởng đến thiên nhiên hoặc gây ra những tác hại khôn lường khác. Bất chấp những hậu quả có thể xảy ra nhiều công dân vẫn cố tình chế tại, sử dụng và tiêu thụ những công cụ hỗ trợ này. Vì vậy việc hướng công dân đến những nhìn nhận đúng đắn, rõ ràng về sử dụng súng hơi là vô cùng quan trọng.

Sử dụng súng hơi có vi phạm pháp luật  không?

1. Khái niệm súng hơi

Súng hơi là loại súng được con người chế tạo theo hình thức thủ công bằng tay hoặc nhờ vào công nghệ, máy móc, bản chất của súng hơi là súng săn nên có những đặc điểm chung của súng săn, được sử dụng vào mục đích săn bắn. Đạn sử dụng trong súng hơi là đạn chì, sau khi có tác động lực, súng dùng lực đẩy của không khí bị nén trong xi lanh để phóng đạn ra ngoài. Hiện nay, nhiều người thường sử dụng loại súng này nhằm mục đích săn bắn thú rừng hoặc các loại động vật hoang dã trong tự nhiên.

Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy việc sử dụng súng hơi không chỉ dừng lại ở mục đích săn bắt động vật mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người do lỗi vô ý hoặc cố ý của người trực tiếp sử dụng.

2. Quy định của pháp luật về việc sử dụng súng hơi

Tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định như sau:

+ Nghiêm cấm cá nhân sở hữu các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trừ trường hợp đó là vũ khí thô sơ dùng vào mục đích làm hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo (món đồ quý báu được gìn giữ trong gia đình được lưu truyền từ đời này sang đời khác);

+ Tất cả các hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh buôn bán, xuất-nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, lưu thông, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc những hành vi có tính chất tương đương, những hành vi chiếm đoạt, lạm dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc các chi tiết, cụm chi tiết có thể lắp ráp thành vũ khí, công cụ hỗ trợ;

+ Hành vi mang theo các loại vũ khí, vật liệu nổ hoặc tiền chất chế tạo thuốc nổ, công cụ hỗ trợ có liên quan xâm nhập, vào, ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam trái quy định của pháp luật hoặc mang những vật liệu, dụng cụ này vào các vùng cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ đều vi phạm pháp luật Việt Nam phải bị truy cứu trách nhiệm theo quy định;

+ Nghiêm cấm việc lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu gây nổ, công cụ hỗ trợ có liên quan nhằm động cơ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của nước Việt Nam hoặc của chủ thể Việt Nam thực hiện tại nước ngoài, các hành vi gây ảnh hưởng, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan;

+Cá nhân, tổ chức, cơ quan thực hiện việc giao vũ khí, vật liệu, chất gây nổ cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác không đủ điều kiện như pháp luật quy định cũng bị nghiêm cấm triệt để, ngoài ra việc bảo quản, tiêu hủy các vật liệu, công cụ, vũ khí này mà không được đảm bảo an toàn hoặc gây ảnh hưởng, tác động xấu, nguy hiểm cho môi trường cũng thuộc diện bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật;

Căn cứ vào những quy định của pháp luật đã nêu trên, hoàn toàn có thể khẳng định việc sử dụng vũ khí, các loại súng, bao gồm súng hơi là trái với quy định của pháp luật.

3. Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng súng hơi trái pháp luật

Căn cứ vào Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:

+ Hành vi không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đối với hành vi sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; Sử dụng các loại vũ khí trái quy định của pháp luật nhưng chưa gây ra hậu quả; trao đổi, mua bán, tặng cho, cho mượn, cho thuê các loại vũ khí thì bị phạt tiền theo mức từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Ngoài mức xử phạt đã nêu trên, người vi phạm còn phải chịu hình thức phạt bổ sung được quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 : trong đó bao gồm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định cụ thể của pháp luật tại các Điểm c Khoản 1; Điểm d,đ,g Khoản 3; Điểm a,c,d Khoản 4; Khoản 5 và Khoản 6 Điều này. Ngoài ra còn được quy định tại Chương 1, Chương 4 và Chương 5 của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan.

+ Ngoài ra, nếu hành vi sử dụng súng hơi gây thiệt hại dẫn tới hậu quả dẫn đến làm chết người thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự.

+ Về trách nhiệm hình sự: nếu trong quá trình sử dụng súng hơi mà việc sử dụng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như để lại thương tích, thiệt hại đến sức khỏe hoặc làm chết người, thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình ở đây là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác hoặc hành vi vô ý làm chết người.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!