Thẩm quyền phê duyệt việc nhận cha, mẹ, con là người đang ở nước ngoài

Câu hỏi: Chào kiến thức luật, tôi năm nay 21 tuổi. Do cha mẹ không làm kết hôn nên khai sinh của tôi để trống phần tên cha. Nay, mẹ tôi đã qua đời, còn cha tôi thì đang định cư ở nước ngoài. Nay tôi muốn làm thủ tục nhận cha của mình thì đến đâu, cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt? Tôi rất mong được Chuyên viên giải đáp.

Thẩm quyền phê duyệt việc nhận cha, mẹ, con là người đang ở nước ngoài

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo như như bạn trình bày thì bạn đang không biết cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt việc nhận cha, mẹ, con là người đang ở nước ngoài. Đối với vấn đề của bạn, Kiến thức luật xin giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật hộ tịch năm 2014.

Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP quy định hướng dẫn đăng ký và quản lý hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của việt nam ở nước ngoài.

2. Thẩm quyền phê duyệt việc nhận cha, mẹ, con là người đang ở nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP, việc nhận cha, mẹ, con mà người được nhận đang ở nước ngoài được thực hiện như sau:

“Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cùng cư trú ở nước ngoài.”

Theo như quy định trên, Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt việc nhận cha, mẹ, con là người đang ở nước ngoài.

Như vậy, để nhận cha của mình, bạn đến Cơ quan đại diện tại khu vực lãnh sự nơi cha bạn cư trú để làm thủ tục nhận cha.

Bạn cần lưu ý rằng:

  • Đối với những nước mà Việt Nam có từ hai Cơ quan đại diện trở lên thì thẩm quyền phê duyệt việc nhận cha, mẹ, con thuộc Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự mà người được nhận cư trú.
  • Đối với những nước mà Việt Nam chưa có Cơ quan đại diện thì việc đăng ký nhận cha, mẹ, con được thực hiện tại Cơ quan đại diện tại nước kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện thuận tiện nhất.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn quan tâm. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hãy liên hệ với Kiến thức luật để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng bạn nhé.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!