Hiện nay, việc kinh doanh bảo hiểm không còn xa lạ đối với chúng ta, nó được xem là ngành đặc thù được xếp vào nhóm ngành kinh doanh có điều kiện và là ngành đem lại lợi ích kinh tế rất cao cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về các thủ tục, điều kiện và hồ sơ cần để đăng ký kinh doanh loại hình bảo hiểm, môi giới bảo hiểm cũng như quy trình thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Khái niệm
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và một số quy định khác liên quan đến kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm như thế nào?
+ Không thuộc trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014;
+ Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn số vốn pháp định theo quy định của pháp luật;
+ Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải phải có đủ năng lực tài chính mới được phép tham gia góp vốn;
+ Người đứng đầu doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của pháp luật.
3. Hồ sơ xin giấy chứng nhận kinh doanh bảo hiểm
+Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
+ Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
+ Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức (Bản sao);
+ Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng đó;
+ Phương án hoạt động 5 năm đầu và một số giấy tờ khác để thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
4. Thời hạn cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động và thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong thời hạn 60 ngày, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Nếu từ chối cấp giấy phép phải có văn bản giải thích lý do.
Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!