Thế nào là đặc xá, ân xá, đại xá và tha tù trước thời hạn?

Để thực hiện chính sách nhân đạo của pháp luật, hệ thống pháp luật có những quy định về ân xá, đặc xá, đại xá, tha tù trước thời hạn. Vậy thế nào là ân xá, đặc xá, đại xá, tha thù trước thời hạn. Qua bài viết này, Kiến thức luật sẽ phân tích và bình luận để làm rõ vấn đề này.

Thế nào là đặc xá, ân xá, đại xá và tha tù trước thời hạn?

Để thực hiện chính sách nhân đạo của pháp luật, hệ thống pháp luật có những quy định về ân xá, đặc xá, đại xá, tha tù trước thời hạn. Vậy ân xá, đặc xá, đại xá, tha thù trước thời hạn. Qua bài viết này, đội ngũ chuyên viên Luật sư của văn phòng Luật sư Thủ Đô xin phân tích và bình luận để làm rõ vấn đề này.

1. Quy định về ân xá

Hiện nay, không có văn bản nào cụ thể để định nghĩa vấn đề này. Hiểu một cách đơn giản, ân xá là hoạt động , là quyết định miễn hoặc giảm hình phạt cho người phạm tội (phạm nhân) đã năn năn hối cải do cơ quan quyền lực nhà nước hoặc nguyên thủ quốc gia ban hành trên cơ sở những điều kiện nhất định nhân dip những ngày lễ trọng đại của dân tộc. Từ đó có thể hiểu rằng ân xá được xác định là một trong những chính sách đặc ân của nhà nước về mặt pháp lý trong việc thực hiện chính sách nhân đạo khoan hồng, để miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho người phạm tội. “Ân xá” có thể được thể hiện dưới hai hình thức “đại xá” hoặc “đặc xá”.

2. Quy định về đại xá

Tương tự như ân xá, không có văn bản cụ thể để định nghĩa khái niệm. Theo từ điển Tiếng việt đại xá là một hình thức tha tội cho hàng loạt người phạm tội (không phân biệt họ đã phải chấp hành hình phạt hay chưa, hoặc đã bị truy tố, xét xử hay chưa) do người đại diện cho quyền lực nhà nước  hoặc cơ quan quyền lực nhà nước ban hành. Từ đó, “đại xá” là một trong những hình thức pháp lý của hoạt động “ân xá”, là chính sách thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước trong đó tha tội hoàn toàn ối với một số loại tội phạm nhất định đối với hàng loạt (rất nhiều) người phạm tội trên quy mô lớn do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành và quyết định nhân sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của một quốc gia.

Ghi nhận tại Hiến pháp 2013 – đạo luật gốc, đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất thì hiện nay, ở Việt Nam chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định “đại xá”.

+ Về mặt bản chất: “Đại xá” là một chính sách khoan hồng của Nhà nước, trong đó thực hiện việc không truy cứu trách nhiệm hình sự, tha tội hoàn toàn, miễn hình phạt cho một số loại tội phạm hoặc nhiều người phạm tội nhất định không phân biệt họ đang chấp hành hình phạt, đã bị truy tố hay xét xử hay chưa.

+ Đối tượng áp dụng: Là những người phạm tội trong tất cả các giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) hoặc đang thực hiện việc thi hành án.

+ Điều kiện áp dụng: Được áp dụng trong những sự kiện trọng đại, dịp quan trọng trong đời sống chính trị của quốc gia. Ở Việt Nam, Quốc hội sẽ căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, đời sống chính trị và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và tình trạng phạm tội để quyết định về việc đại xá hay không đại xá đối với những hành vi phạm tội hoặc loại tội phạm nào.

+ Phạm vi áp dụng: Áp dụng trên phương diện rộng, với hàng loạt hành vi phạm tội hoặc người phạm tội theo điều kiện nhất định.

+ Hậu quả pháp lý: Như đã phân tích, việc “đại xá” thể hiện sự khoan hồng, mang bản chất là “tha tội hoàn toàn” cho người phạm tội nên người được áp dụng biện pháp đại xá sẽ được xác định từ “người phạm tội” thành người không có tội, và sẽ không có án tích khi xem xét về lý lịch tư pháp. Người phạm tội sau khi được “đại xá” thì sẽ trở thành một công dân bình thường.

3. Quy định về đặc xá

Là một trong những hình thức “ân xá”, nhưng khác với chính sách “đại xá”,được ghi nhận trong đạo luật gốc là Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Luật Đặc xá 2007 và văn bản dưới luật là Nghị định 76/2008/NĐ-CP có thể khái quát các quy định về đặc xá như sau:

+ Tại khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2007 đặc xá được hiểu là chính sách của Nhà nước, theo đó Chủ tịch nước sẽ ra những quyết định nhằm tha tù trước thời hạn cho những người bị kết án với mức hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân trong những sự kiện trọng đại, dịp lễ lớn của đất nước hoặc trong những trường hợp đặc biệt theo quy định.

+ Là việc miễn toàn bộ hoặc một phần hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho người đang bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân để họ có thể được tha tù, không phải chấp hành hình phạt tù nữa, ra tù sớm hơn thời gian mà họ phải chấp hành theo bản án, quyết định của Tòa án. Việc đặc xá chỉ được thực hiện khi nhân những dịp lễ quan trọng của đất nước hoặc trường hợp đặc biệt với những điều kiện nhất định.

+ Đối tượng được áp dụng việc “đặc xá” theo quy định tại Điều 2 Luật đặc xá năm 2007 không phải là tất cả người phạm tội mà chỉ áp dụng đối với người phạm tội đã bị kết án tù có thời hạn hoặc là tù chung thân mà đáp ứng những điều kiện nhất định.

+ Nếu đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian nhất định theo quyết định của Chủ tịch nước (ít nhất 1/3 thời gian phạt tù phải chấp hành theo nội dung bản án) trường hợp tù chung thân thì phải chấp hành được ít nhất là 14 năm và trong quá trình thi hành án phạt tù đã có biểu hiện tốt, chấp hành tốt các nội quy, quy chế của nơi giam giữ, được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên, chấp hành xong các hình phạt bổ sung khác và không thuộc vào một trong các trường hợp không được đề nghị đặc xá theo quy định của Luật đặc xá năm 2007 thì người bị kết án phạt tù được đề nghị đặc xá (theo quy định của Luật Đặc xá năm 2007). Lưu ý rằng, trường hợp người phạm tội đã từng được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì thời gian đã được giảm sẽ không được tính vào thời gian đã chấp hành hình phạt tù.

+ Tại khoản 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 và Luật Đặc xá 2007 thì thẩm quyền quyết định việc đặc xá thuộc về Chủ tịch nước.

+ Việc “đặc xá”, theo quy định tại Luật đặc xá năm 2007, được thực hiện và áp dụng trong nhân những ngày lễ lớn hoặc những sự kiện trọng đại của đất nước hoặc trong một số trường hợp đặc biệt mà việc đặc xá nhằm đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước.

4. Quy định về tha tù trước hạn

+ Tại Điều 66 và Điều 106 Bộ luật Hình sự 2015 và Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP thì tha tù trước thời hạn được hiểu là trường hợp người đang chấp hành án phạt tù được Tòa án miễn chấp hành hình phạt tù còn lại, không cần phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ mà được ra tù trước thời hạn phải chấp hành và trường hợp này chỉ được thực hiện khi đã xác định họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự.

+ Tha tù trước thời hạn”, được xác định là việc tha, miễn chấp hành hình phạt tù còn lại khi đáp ứng điều kiện mà pháp luật quy định, không phụ thuộc vào thời điểm nào.

+ Đối tượng áp dụng “tha tù trước thời hạn” là người bị kết án và đang chấp hành hình phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng mà đáp ứng các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định và người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù mà đáp ứng các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định.

+ Điều kiện để được “tha tù trước thời hạn: Người đang thi hành án phạt tù đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; Là trường hợp phạm tội lần đầu; Trong quá trình chấp hành án phạt tù thì đã thực hiện tốt Nội quy của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù từ loại khá trở lên; Có nơi cư trú rõ ràng; Đã chấp hành xong ít nhất 1/2 mức thời hạn phạt tù đối với hình phạt tù có thời hạn, hoặc ít nhất 15 năm nếu hình phạt mà họ đang chấp hành là tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.

+ Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp “tha tù trước thời hạn” theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP và khoản 3, 4 Điều 66 Bộ luật hình sự năm 2015 được xác định là thuộc về Tòa án.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!