Thế nào là không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được hiểu là hành vi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp người bị nạn. Qua bài viết này, Kiến thức luật sẽ phân tích, bình luận để làm rõ cấu thành tội phạm của tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cũng như mức hình phạt của tội này dưới góc nhìn của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Thế nào là không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Theo quy định tại Điều 132  Bộ luật hình sự năm 2015 quy định Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

1. Các yếu tố cấu thành tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1.1. Mặt khách quan

+ Người phạm tội có hành vi (không hành động) không cứu giúp người bị nạn trong trường họp nhìn thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiếm đến tính mạng.

Ví dụ: Thấy người đó bị rơi xuống sông, bị tai nạn giao thông… Mặc dà người phạm tội đã nhìn thấy có người bị tai nạn hoặc trong trường hợp khác đang bị nguy hiểm có thể dẫn đến bị chết nhưng đã không thực hiện (không có hành động gì) việc cứu giúp nạn nhân.

+ Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tình trạng của người mà mạng sống của họ đang bị đe dọa, cần phải có sự cứu giúp (cấp cứu hoặc giúp đỡ) của người khác ngay lập tức mà nếu không có sự cứu giúp kịp thời thì có thể dẫn đến hậu quả người đó bị chết.

Ví dụ: Người đang bị tai nạn (bị thương nặng) trong lao động do bị rơi từ trên cao xuống, người không biết bơi bị té xuống ao, người bị rắn độc cắn…

+ Các dấu hiệu khác. Người phạm tội phải là người có điều kiện để cứu giúp nạn nhân: Nghĩa là họ có đủ khả năng về chuyên môn cũng như về vật chất hoặc những điều kiện cần thiết khác để thực hiện việc ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra, nhưng họ đã không hành động, tức không cứu giúp người bị nạn như nêu trên. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Ví dụ: Vận động viên bơi lội hoàn toàn có khả năng giúp người bị rơi xuống sông có nguy cơ bị chết đuối hoặc trường hợp khác bác sĩ hoàn toàn có khả năng sơ cứu nạn nhân bị thương do bị tai nạn giao thông mà mình đang gặp trên đường.

+ Hậu quả chết người là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này. Hậu quả chết người là nguyên nhân của hành vi không cứu giúp người bị nạn như nêu trên.

+ Về hậu quả phải xảy ra hậu quả là trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị chết thì hành vi của người không cứu giúp mới bị coi là tội phạm. Nếu hậu quả người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không chết do sau đó có một lực lượng khác tới cứu kịp thời, hoặc họ chỉ bị thương nặng… thì hành vi của người không cứu giúp chưa phải là hành vi phạm tội này.

1.2. Mặt chủ quan

Người thực hiện hành vi đối với tội này là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật , thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn cho hậu quả xảy ra.

2.3. Chủ thể

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và phải là người có đủ điều kiện để cứu giúp người bị nạn. Đây cũng có thể xem là dạng chủ thể đặc biệt.

2.4. Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm đến nghĩa vụ bảo vệ tính mạng của người khác mà quy tắc đạo đức trong cuộc sống và pháp luật đòi hỏi mọi người phải tuân theo.

2. Về hình phạt

Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

– Một là, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Hai là, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

+ Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp

– Ba là, phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!