Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc được quy định tại Điều 312 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). (Tương ứng với điều 239. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc BLHS 1999).
Điều 312. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc xử lý chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bình luận:
1. Khái niệm
Vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc là hành vi vi phạm quy định về quản lý sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu trữ, sử dụng, mua bán chất cháy, chất độc.
2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
2.1. Dấu hiệu của tội phạm
Tội phạm xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng và mua bán chất cháy chất độc.
Chất cháy, chất độc là những chất có khả năng hủy hoại môi trường sống, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người và các sinh vật, vì vậy, Nhà nước quản lý chặt chẽ, chỉ những cơ quan, tổ chức nào được cho phép của nhà nước mới được quyền sản xuất, tàng chữ, sử dụng, vận chuyển hoặc mua bán những chất này.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Tội phạm thể hiện ở hành vi vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trạng bị, sử dụng bảo quản, lưu trữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc. Đối tượng tác động của tội phạm được quy định trong tội này bao gồm:
Chất cháy: là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ô xy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của các yếu tố khác và những chất dễ tự bốc cháy ở nhiệt độ cao như: ectindin, các hợp chất có chứa thành phần ni – tơ, phốtpho: xăng, dầu, khí đốt v.v…
Chất độc là những chất hoặc những hợp tác có khả năng gây ra sự nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe con người cũng như sinh vật và môi trường sống nói chung như chất: Asen, Aminophenol.v.v… và các chất khác có độc tính cao được quy định trong các bảng hóa chất nguy hiểm do Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước quy định.
Hậu quả tác hại là yếu tố cấu thành bắt buộc của tội phạm bao gồm:
a, Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
b, Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%.
c, Gây thương tích hoặc gây tổn thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
d, Gây thiệt hại về tài sản từ 1 000 000 000 đồng đến dưới 500 000 000 đồng.
2.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện dưới lỗi cố ý.
2.4. Chủ thể của tội phạm
Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi theo luật định.
3. Về hình phạt
Mức hình phạt của tội phạm này là bất kỳ người nào được chia thành 03 khung, cụ thể như sau:
a) khung một (khoản 1)
Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
b) khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
c) Khung ba (khoản 3)
Có mức phạt tù từ 03 năm đến 15 năm.
4. Hình phạt bổ sung
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!