Trường hợp nào chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại?

Trường hợp nào chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại?

1. Trường hợp nào chỉ khởi tố theo yêu cầu bị hại?

Trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại được quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết về các tội sau đây:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;

– Tội hiếp dâm;

– Tội cưỡng dâm;

– Tội làm nhục người khác;

– Tội vu khống;

– Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp.

Các trường hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu bị hại chỉ áp dụng đối với tội phạm quy định tại Khoản 1 của các tội trên, không áp dụng khi có tình tiết tăng nặng.

2. Xử lý thế nào khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa?

Trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại, Luật quy định nếu người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ.

Tuy nhiên, nếu người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố tại phiên tòa xét xử thì chưa có quy định nào rõ ràng về điều này.

Trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chỉ quy định việc đình chỉ vụ án trong các trường hợp như không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật…

Không có điều luật nào quy định Hội đồng xét xử đình chỉ vụ án trong các trường hợp tại phiên tòa người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại rút yêu cầu khởi tố.

Vì thế, vấn đề này hiện vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi trên thực tế.

Kiến thức luật chuyên hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Nếu có vấn đề pháp lý cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với kiến thức luật để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!